
Những bức ảnh màu có độ phân giải cao được công bố tại một bảo tàng Pháp mới đây đã cung cấp góc nhìn về một thế giới đã biến mất vào 100 năm trước do sự biến đổi bởi công nghệ và địa chính trị.
Những bức ảnh màu về một thế giới đã biến mất
Hình ảnh một người thanh niên Serbia đang xẻ thịt một con cừu vào năm 1913 tại Krusevac (Serbia) là một trong hàng chục nghìn bức ảnh màu mang tính lịch sử gần đây được Bảo tàng Albert Kahn của Pháp phát hành ở độ phân giải cao.
Ba người phụ nữ ở Openica, nay là Bắc Macedonia, năm 1913
Bảo tàng nằm ở phía tây Paris, vừa mở cửa trở lại vào tháng 4 sau một cuộc cải tạo kéo dài trong nhiều năm. Bên cạnh những thay đổi về kiến trúc, bảo tàng cũng tiến hành chuyển đổi cổng kỹ thuật số của mình. Có khoảng 72.000 bức ảnh có độ phân giải cao nằm trong dự án “Archives of the Planet” đã được bảo tàng cung cấp trên nền tảng trực tuyến. Mặc dù trước đây, người ta vẫn có thể xem những bức ảnh này nhưng chất lượng hình ảnh rất thấp và phải thông qua một trang web khó điều hướng.
Một tay súng bắn tỉa người Senegal không có vũ khí ở Fez, Maroc, năm 1913
Một cậu bé chăn cừu người Công giáo ở miền nam Bosnia-Herzegovina năm 1912
Nhà thờ Giáo xứ Thành phố Budapest năm 1913. Ở phía sau là các vòm của Cầu Elizabeth, đã bị phá hủy trong Thế chiến II. Ngày nay, một cây cầu treo đã được thay thế vào đó, bắc qua sông Danube tại cùng một vị trí.
Dự án “Archives of the Planet” được giám đốc ngân hàng người Pháp Albert Kahn khởi xướng vào năm 1909 ngay sau khi công nghệ phim màu Autochrome lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Kahn là một “ông lớn” trong lĩnh vực ngân hàng của Pháp, ông cũng là người đã đổ phần lớn tài sản của mình vào các dự án từ thiện. Với dự án nhiếp ảnh “Archives of the Planet” đầy tham vọng của mình, Kahn đã tìm cách ghi lại những thay đổi của thế giới đang bị quá trình toàn cầu hóa tác động. Do vậy, một số bức ảnh của dự án được các nhiếp ảnh gia của Kahn đã thực hiện tại các quốc gia mà họ đang làm việc.
Những người bán hạt giống trên con phố lát đá cuội thô ráp ở Pristina, Kosovo ngày nay, năm 1913
Hai vũ công ở Seville, Tây Ban Nha, năm 1914
Một người đàn ông Serbia cùng con trai ở Konjic, Bosnia-Herzegovina, năm 1912
Một người đàn ông tạo dáng bên cạnh lò nướng chung của làng mình ở Openica, thuộc Bắc Macedonia ngày nay, vào năm 1913.
Jean Brunhes - người từng là giám đốc dự án của Kahn đã chia sẻ rằng dự án Archives of the Planet “sử dụng các công cụ vừa mới ra đời, để nắm bắt và lưu giữ những sự thật về hành tinh sắp "lụi tàn”.
Một phụ nữ Công giáo ở Sarajevo khoe hình xăm của mình vào năm 1912. Tập tục xăm mình truyền thống của người Công giáo vùng Balkan đã chấm dứt hiệu lực dưới chế độ cộng sản ở Nam Tư sau Thế chiến II.
Kahn đã giao nhiệm vụ cho hàng chục nhiếp ảnh gia giỏi nhất của Pháp để họ đi khắp thế giới với mục đích “bảo tồn những khía cạnh, thói quen và tập quán nhất định của con người sẽ biến mất trong một sớm một chiều” nhân viên ngân hàng giải thích.
Ngựa gặm cỏ trên những ngọn đồi xung quanh Openica, thuộc Bắc Macedonia ngày nay, vào năm 1913
Công nghệ phim màu Autochrome mà các nhiếp ảnh gia của Kahn sử dụng lần đầu tiên được ra mắt ở Pháp vào năm 1907 và ngay lập tức gây ra cơn sốt lớn. Một nhà bình luận đã nhận xét rằng kỹ thuật này có khả năng tự động tái tạo màu sắc theo một cách chân thực đến kinh ngạc. Mặc dù, các tấm chụp ảnh bằng công nghệ Autochrome dễ sử dụng nhưng có giá thành khá đắt để mua, cũng như rất khó trưng bày.
Một người đàn ông trong trang phục truyền thống ở Kestri, Hy Lạp, năm 1912. Người chụp ảnh còn ghi chú lại rằng người đàn ông này “cao ít nhất 1,8 mét”.
Người phát ngôn của bảo tàng nói thêm rằng “việc sử dụng lại các hình ảnh sẽ được khuyến khích rộng rãi nhờ tính sẵn có trực tuyến của một phần lớn các bộ sưu tập theo giấy phép Creative Commons.”
Một người bảo vệ tại Đại sứ quán Liên Xô ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 30 tháng 12 năm 1922, ngày thành lập Liên Xô
Công nghệ phim màu autochrome được các nhiếp ảnh gia của Kahn sử dụng lần đầu tiên được giới thiệu ở Pháp vào năm 1907 và ngay lập tức gây "chấn động" toàn thế giới.
Một thợ làm da thuộc đang tạm dừng công việc của mình để tạo dáng bên bờ sông ở Skopje, Bắc Macedonia ngày nay, năm 1913
Một gia đình ở Paris năm 1914.
Những người đàn ông có vũ trang dường như đang canh gác một hiệu thuốc Armenia ở Adana, thuộc miền đông Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, vào năm 1919. Chú thích ban đầu có nội dung: “Syria, Adana, Hiệu thuốc Armenia”.
Film Autochrome sử dụng hàng triệu “pixel” của các hạt tinh bột khoai tây. Những hạt tinh bột này đã nhuộm được ép thành nhũ tương để tạo màu cho bức ảnh. Những hình ảnh có bóng mờ, hơi lốm đốm mà autochrome tạo ra được mô tả là “màu của những giấc mơ”.
Một người bán nước chanh ở Belgrade vào mùa đông năm 1913.
Chú thích ban đầu của bức ảnh trên vốn là “hai thùng nước chanh được sơn màu xanh lam, đỏ và trắng sống động ở Serbia”. Có thể thấy rằng màu sắc của các bức ảnh bị mờ đi đáng kể khi so sánh với thực tế.
Một người đàn ông Armenia tạo dáng ở Djulfa, thuộc Azerbaijan ngày nay, vào năm 1927
Các tấm chụp ảnh Autochrom dễ sử dụng nhưng đắt tiền để mua và khó trưng bày.
Ngai vàng Naderi của Iran được nhìn thấy trong Cung điện Golestan ở Tehran vào năm 1927. Chiếc ngai nạm ngọc có tuổi đời khoảng 300 năm và được sử dụng lần cuối trong lễ đăng quang của Shah Mohammad Reza Pahlavi vào năm 1967. Nó hiện đang được cất giữ.
Nhược điểm chính của công nghệ Autochrome là độ nhạy sáng thấp, đòi hỏi các nhiếp ảnh gia phải phơi sáng lâu hơn. Ngay cả trong những ngày trời sáng thì thời gian phơi sáng đối với những bức ảnh Autochrome cũng kéo dài đến vài giây. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không thể sử dụng công nghệ này để chụp những cảnh đường phố nhộn nhịp và cần phải đứng yên trong một khoảng thời gian để chụp các bức ảnh chân dung.
Một “nhà sư lang thang,” với cơ thể phủ đầy tro, và một người bạn đồng hành ở Lahore thuộc Pakistan ngày nay vào năm 1914
Một cô gái Bulgary ở Vladaya, Bulgari, năm 1918
Các nhiếp ảnh gia do Kahn ủy quyền đã đi đến hơn 50 quốc gia và họ không chỉ chụp những bức ảnh màu đơn thuần mà còn có khoảng 100 giờ quay phim đen trắng. Các thước phim này ghi lại một cách chân thực cuộc sống hàng ngày - điều mà những bức ảnh màu không thể truyền tải một cách đầy đủ chỉ với một hình ảnh tĩnh.
Kỹ sư H. Sassey, không rõ quốc tịch, ở lối vào lều của mình trong một nhiệm vụ khảo sát cho Cơ quan Khảo sát Đường sắt Afghanistan vào năm 1928. Những nỗ lực đầu thế kỷ 20 nhằm thiết lập các kết nối đường sắt lớn trên khắp Afghanistan đã bị hủy bỏ, phần lớn là do tình trạng bất ổn dân sự.
Bức tượng Công nhân Liên Xô và Người phụ nữ Kolkhoz bằng thép không gỉ hiện ra lờ mờ phía trên sông Seine ở Paris.
Kahn buộc phải kết thúc dự án ngay sau khi cuộc Đại suy thoái diễn ra làm sụp đổ thị trường tài chính thế giới. Ông đã phá sản năm 1932 và mất năm 1940, ngay sau khi quân Đức Quốc xã chiếm đóng nước Pháp.
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy tượng đài Công nhân và Người phụ nữ Kolkhoz ở bên trái, đối diện với Lầu Imperial Eagle atop Nazi Germany của Đức Quốc xã ở bên phải. Bốn năm sau khi bức ảnh này được chụp vào năm 1937, Hitler đã phát động Chiến dịch Barbarossa, cuộc xâm lược Liên Xô.
Kahn phá sản năm 1932. Ông mất năm 1940, ngay sau khi quân Đức Quốc xã chiếm đóng nước Pháp. Các bản ghi hình ảnh mà Kahn và các nhiếp ảnh gia của ông để lại được gọi là dự án hình ảnh màu quan trọng nhất từng được thực hiện.